𝐂𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐧 đ𝐢 𝐏𝐚𝐤𝐢𝐬𝐭𝐚𝐧 𝐛𝐚̂́𝐭 𝐨̂̉𝐧 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐭𝐮̛̀ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 đ𝐚̂̀𝐮 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐦𝐲̃ 𝐦𝐚̃𝐧 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐨̛́𝐢 𝐩𝐡𝐮́𝐭 𝐜𝐡𝐨́𝐭.




𝐂𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐧 đ𝐢 𝐏𝐚𝐤𝐢𝐬𝐭𝐚𝐧 𝐛𝐚̂́𝐭 𝐨̂̉𝐧 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐭𝐮̛̀ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 đ𝐚̂̀𝐮 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐦𝐲̃ 𝐦𝐚̃𝐧 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐨̛́𝐢 𝐩𝐡𝐮́𝐭 𝐜𝐡𝐨́𝐭.
👬Nhóm chúng tôi có tất cả 14 thành viên và chọn lịch trình lúc đi qua Ấn, về qua Thái do chưa có đường bay thẳng VN-PAK:
-Ngày 1+2: Hà Nội - Delhi - Amritsar - Lahore: tham quan đền vàng Harmandir Sahib, Amritsar sau đó nhập cảnh đường bộ qua cửa khẩu Wagah-Attari Border để tham dự lễ hạ cờ độc đáo bậc nhất giữa 2 quốc gia Ấn-Pak
- Ngày 3-14: Khám phá dọc đất nước Pakistan từ Lahore- Islamabad- Gilgit Baltistan.
- Ngày 14+15: Bay Islamabad- Bangkok- Hà Nội
🧳*𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐚́𝐜 𝐜𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧 𝐛𝐢̣:
🎒*𝑻𝒉𝒐̛̀𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏 đ𝒊: Pak có 2 mùa đẹp nhất là mùa xuân với hoa mơ, hoa mận, cherry, đào nở trắng-hồng rợp trời và mùa Thu vàng với bạt ngàn rặng bạch dương thay áo. Tùy tình hình thời tiết hàng năm, thường nếu đi vào mùa xuân thì thời gian đẹp nhất là từ 20/3-10/4 hàng năm, do độ cao và vị trí khác nhau nên khu vực Center Hunza, Lower Hunza hoa sẽ nở trước, Upper Hunza lạnh hơn hoa sẽ nở muộn hơn.
Nếu đi vào mùa thu, thời gian lý tưởng nhất là 2 tuần cuối tháng 10.
Chuyến đi của chúng tôi từ 25/3-8/4, nằm trọn trong tháng Ramadan- Tháng nhịn ăn của người Hồi. Ở ngoài khu vực Hunza, các nhà hàng trong thành phố đều đóng cửa nên chúng tôi order và ăn trưa ở khách sạn luôn cho tiện, bên landtour cũng sẽ bố trí và đặt nhà hàng trước cho đoàn nên hầu như không phải nghĩ nhiều về việc ăn ở đâu.
🚗*𝑷𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒕𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒅𝒊 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̂̉𝒏: Nhờ tư vấn của các anh chị đi trước, đoàn tự túc di chuyển ở Ấn tới cửa khẩu Wagah (thuê xe đưa đón) còn landtour pick up đoàn từ Cửa khẩu Wagah-Attari cho tới ngày cuối cùng ra sân bay trở về (xe oto 19 chỗ cho đoàn 13 người+ tourguide). Trong hành trình có bay 5 chặng: Tổng tiền vé ~15 triệu/1 người (mua trước 4 tháng)
_Hà Nội- Delhi: bay Vietjet giá 2tr5/1 chiều gồm 9 kg xách tay+ chưa có ký gửi (đã bay nhiều lần và xác nhận rẻ nhưng rất đúng giờ) (ngoài ra có thêm lựa chọn bay Vietnamairline)
_Chặng Delhi-Amritsar: chọn hãng Vistara vì cùng xuất phát từ Terminal 3 và giờ bay đẹp, giá 1tr/1 chiều bao gồm 7kg xách tay+15 kg ký gửi (hãng này không cân hành lý xách tay, ký gửi có thể du di lên 16kg vẫn cho qua. Có thể mua vé trực tiếp trên web hang https://www.airvistara.com hoặc trên http://easemytrip.com
_Chặng Islamabad- Gilgit: độc quyền hãng hàng không quốc gia Pakistan (PIA) giá 1tr6/1 chiều đã gồm 7kg xách tay và 20kg ký gửi (nếu ai muốn tham quan Skardu và ngắm đỉnh K2 hùng vĩ hì có thể bay Islamabad-Skardu) Link: https://www.piac.com.pk
Máy bay chặng này là máy bay cánh quạt ATR-44 chỉ có 44 chỗ ngồi, bay tầm thấp, quãng đường ngắn, nên bay được hay không phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình thời tiết, chỉ tới giờ boarding mới biết được.
Phi hành đoàn rất thân thiện, có thể xin để vào khoang lái của phi công nhé ^.^
_ Chặng Islamabad- Bangkok: Bay Thaiairways, hạ cánh tại sân bay Suvarnabhumi, đặt vé trực tiếp trên web hãng hoặc qua các trang agency. Giá vé ~9tr/1 chiều bao gồm 7kg xách tay và 30kg ký gửi. Hãng này có cân hành lý xách tay và hỏi EVisa, vé chặng tiếp theo BKK-HAN
_Chặng Bangkok-Hà Nội. Giá tầm 1tr5-1tr6/1 vé, rất nhiều lựa chọn hãng bay. Lưu ý đặc biệt đặt vé phải đặt từ sân bay Suvarnabhumi vì có rất nhiều chuyến bay từ sân bay Donmuang, nếu đặt nhầm từ Donmuang thì phải di chuyển bus giữa 2 sân bay mất thêm 35-40p nữa.
🛣️*𝑽𝑰𝑺𝑨: Cả Ấn và Pakistan đều cấp Evisa cho người Việt, có rất nhiều bài viết hướng dẫn cụ thể về cách xin visa Ấn và Pak rồi nên mình không nói chi tiết nữa (nếu bạn nào chưa rõ có thể ib biết gì m sẽ giúp nhé)
🇮🇳_𝑽𝒊𝒔𝒂 𝑨̂́𝒏: Chọn đúng link để tránh bị lừa thu thêm tiền+ Xin trước khi đi 7-10 ngày, phí $10-$25-$40-$80 tùy loại visa.
+ Cần chuẩn bị: (1) Hình nền trắng 5x5(2inchx2inch)(file JPG dưới 1MB) - dùng crop ảnh ở điện thoại chế độ square luôn; (2) Scan trang đầu chứa thông tin của hộ chiếu (file PDF dưới 300kb). - trang có ảnh, lưu dưới dạng PDF nhé! (dùng Note của iphone); (3) Thẻ visa credit,visa debit,master card..
🇵🇰_𝑽𝒊𝒔𝒂 𝑷𝒂𝒌𝒊𝒔𝒕𝒂𝒏: Xin trước khi đi 7-10 ngày, chỉ xin Single (và extend sau), nếu xin multi sẽ bị từ chối cấp; phí $25/single visa
+ Cần chuẩn bị: (1) Hình 4,5x3,5 hoặc 4x6 phông nền trắng (an toàn để dung lượng max 168 KB.) Yêu cầu ảnh rõ và sắc nét, không đeo kính, đội mũ. Chụp cận cảnh đầu và đỉnh vai sao cho khuôn mặt chiếm 70-80% bức ảnh. (2) Ảnh passport chuyển thành file định dạng: JPEG,JPG,PNG; dung lượng < 168 KB cho chắc; (3) Thư mời của nhà tour (file ảnh jpeg)
*𝑪𝒂́𝒄 𝒗𝒂̂́𝒏 đ𝒆̂̀ 𝒌𝒉𝒂́𝒄:
📞- 𝑺𝒊𝒎𝒄𝒂𝒓𝒅/4𝑮:Chúng tôi gửi ảnh passport và visa nhờ landtour mua hộ sim và kích hoạt trước để lắp vào là có thể dùng luôn giá $4/ sim ,4G dùng khoẻ ở khu vực Gilgit tuy nhiên vẫn không thể mạnh bằng các nước khác được.
💵- Đ𝒐̂̉𝒊 𝒕𝒊𝒆̂̀𝒏:Chuẩn bị USD mệnh giá chẵn $100 để đổi sang rupee Pak vì tỉ giá tốt nhất, mình có đi mua hàng thì tiền đô lẻ hoặc cũ người ta từ chối luôn, đổi tiền bên mình cũng nhờ landtour đổi hộ luôn cho nhàn.
Đối với ngày ở Ấn (Amritsar) cần phải chuẩn bị Rupee Ấn để trả tiền thuê xe + ăn uống.
🔌- 𝒐̂̉ 𝒄𝒂̆́𝒎:Pak sử dụng ổ cắm đa năng như Việt Nam, nên cũng không cần phải mang ổ chuyển đổi, tuy nhiên vẫn nên chuẩn bị đề phòng vì cũng có ks sử dụng chủ yếu ổ tròn, ít ổ đa năng.
🪫- Đ𝒊𝒆̣̂𝒏: Ở khu vực Lahore, Islamabad điện, nước nóng , wifi đầy đủ
Ở khu vực miền núi như Gilgit Balistan thì chỉ có điện trong khoảng 3-5h/ngày hoặc ít hơn. Các khách sạn thường sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời nên sẽ không có điện vào ban ngày. Khi khách trở về khách sạn, nhân viên sẽ mở hệ thống điện dự phòng/máy nổ, điện ở đây yếu nên máy sấy tóc hay ấm đun nước cắm mãi không nóng😅
⛲️- 𝑵𝒖̛𝒐̛́𝒄: Do ảnh hưởng của việc thiếu điện nên nước nóng cũng bập bõm, khu vực Passu hay FairyMeadow Nước được đun thủ công nên cần phải xác định tinh thần nha.
🎮- 𝑻𝒉𝒊𝒆̂́𝒕 𝒃𝒊̣ đ𝒊𝒆̣̂𝒏: các khách sạn ở Pakistan sẽ không có các thiết bị như bình nấu nước nóng hoặc máy sấy tóc.
🍕- 𝑨̆𝒏 𝒖𝒐̂́𝒏𝒈:Lúc đầu mình cũng nghĩ đồ ăn ở Pak sẽ tệ và khó ăn như Ấn nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại, đồ ăn ở Pak khá dễ ăn, lại có thịt cừu, thịt bò, gà, cá trout, …. chỉ cần khi gọi món niệm thật nhiều thần chú “No masala, No spicy” là okeyy. Có điều hoa quả ở đây không được tươi lắm, nên dọc đường nếu gặp sạp bán hoa quả ngon hãy mua thật nhiều chất lên xe nha!
Nếu muốn đổi bữa thì có thể hỏi mượn bếp của khách sạn để nấu ăn, nhân viên ks rất vui vẻ nhiệt tình
👙- 𝑻𝒓𝒂𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒖̣𝒄: Nếu đi mùa xuân hay mùa thu, thì nên chuẩn bị đồ ấm vì nhiệt độ ở vùng núi chênh lệch rất lớn giữa ngày- đêm, nhiều nơi có tuyết như cửa khẩu Khunjerab và FairyMeadow, bên cạnh váy vóc cũng cần chuẩn bị giày, quần, áo trek chống nước cản gió, mũ nón…. Khi tham quan một số điểm như thánh đường hồi giáo ở Lahore, Islamabad hay đền vàng Amrisar các chị em cần chuẩn bị khăn trùm đầu che tóc, không mặc váy sát nách hay hở chân.
💼- 𝑻𝒉𝒖𝒐̂́𝒄 𝒎𝒆𝒏:Men tiêu hoá, thuốc đau bụng, viên ngậm họng, kháng sinh… là những thứ không thể thiếu.
💃𝐇𝐀̀𝐍𝐇 𝐓𝐑𝐈̀𝐍𝐇 𝟏𝟓 𝐍𝐆𝐀̀𝐘💃
𝑁ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑠𝑜́𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑜́ 𝑏𝑎̆́𝑡 đ𝑎̂̀𝑢….
- Trước khi đi 1 tháng, 1 người chị trong đoàn vì lý do sức khoẻ đành phải ở lại.
- Một người chị khác vì lý do gia đình phải tới ngày ra sân bay mới biết có đi được hay không.
- Trước khi đi hơn 1 tuần, 1 bé em trong đoàn bị rơi mất hộ chiếu và chúng tôi đã phải quay cuồng nghẹt thở cho tới đêm cuối cùng trước khi bay để chạy đua với công cuộc lấy cuốn hộ chiếu mới và xin lại 2 chiếc visa. Chúng tôi thực sự biết ơn 1-người-anh mà nếu không có anh ấy, bé em nhất định không thể đi được chuyến đi này.
Tôi phải lên tất cả các khả năng (phương án cho nhóm 11 người, nhóm 12 người, nhóm 13 người) vì liên quan trực tiếp tới việc sắp xếp xe cộ, phòng ốc, landtour, dự trù kinh phí… Thật may mắn, đoàn chúng tôi đã bảo toàn được tối đa và chốt ở con số 13 thành viên.
** 𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝟏+𝟐: 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢- 𝐍𝐞𝐰 𝐃𝐞𝐥𝐡𝐢- 𝐀𝐦𝐫𝐢𝐭𝐬𝐚𝐫- 𝐋𝐚𝐡𝐨𝐫𝐞
🛬_Chuyến bay Hà Nội- New Delhi hạ cánh lúc ~22h đêm, nhập cảnh Ấn Độ hiện tại đã bỏ hết khai báo covid, cũng không hỏi Booking… chỉ cần Hộ chiếu+ vé máy bay+ Evisa là đủ. Hải quan Ấn toàn các bác già già, lúc vui thì hỏi han, mà hôm nào khó ở thì hỏi đủ thứ: Mày đến Ấn làm gì, bố mày tên gì. Mẹ mày tên gì bla bla…
(Một số anh em bay từ Hà Nội- Islamabad qua Thaiairways bị giữ lại không cho lên máy bay vì yêu cầu chứng nhận tiêm chủng/ PC Covid 2 mũi nên ai bay Thái nên lưu ý nha)
Sau khi nhập cảnh, chúng tôi đi tìm các cây Kiosk cấp coupon wifi lướt web trong thời gian chờ đợi và di chuyển đến khu vực bay nội địa. 23h đêm đã nhập cảnh xong, mà tận 8h sáng mới bay nên kinh nghiệm là cứ tìm các quầy checkin của hãng và năn nỉ nhân viên cho checkin sớm bởi bên trong gần cửa ra tàu bay sẽ có kha khá các dãy ghế tình yêu cho mọi người nằm nghỉ qua đêm. Sân bay ở Delhi khá lạnh và có … muỗi 😅😅😅
🛫_Hạ cánh xuống Amritsar và lấy hành lý cũng gần 10h sáng, tài xế cầm biển tên đợi sẵn cho hành đưa đón sân bay- Golden Temple- cửa khẩu Wagah với giá 7000 rupee Ấn/16 người.
Golden Temple khá rộng, từ chỗ đỗ xe phải đi bộ hơn 500m, du khách cần phải gửi giày, cởi tất và che tóc (cả nam và nữ) để được vào bên trong. Do khu vực đền cực đông nên hãy hẹn nhau ở bên ngoài trước 12h để kịp đi ăn trưa và ra cửa khẩu trc 14h để kịp làm thủ tục nhé.
🍖_Ăn trưa: Nhà hàng The Yellow Chilli. Ranjit Avenue, Amritsar trên đường ra sân bay, đồ ăn khá ngon so với khẩu vị Ấn.
🏎️_Tới cửa khẩu, khi làm thủ tục xuất cảnh Ấn người ta sẽ hỏi giấy chứng nhận tiêm chủng Bại liệt (yêu cầu bắt buộc nhập cảnh 2 phía Pak-India), nếu không có thì auto ngồi xuống, nhỏ 2 giọt vaccine đắng ngắt và viết cho 1 cái giấy chứng nhận bằng tay có hiệu lực sử dụng trong vòng 1 năm.
Xong xuôi thì lên xe bus di chuyển sang biên giới nào^.^
Múi giờ Ấn Độ chậm hơn VN 1,5 giờ, bước qua cánh cửa với bên Pak là chậm thêm 0,5 giờ nữa 😇
Lúc này 2 bên biên giới những dòng người nô nức đi về phía khán đài để dự lễ hạ cờ sẽ bắt đầu vào 17h hàng ngày, không khí hò reo, tiếng kèn trống rôm rả như hội làng vậy. Bước qua biên giới Pak, sẽ có khu vực kiểm tra giấy xác nhận vaccine bại liệt (mà Ấn cấp lúc trước). Quầy làm thủ tục hải quan nằm bên tay phải. Hải quan Pak cũng toàn các bác già, khi chúng tôi đến mới lục tục chui ra từ phòng nghỉ và chậm rãi vừa làm, vừa tán gẫu với nhau (dân ở đây có vẻ thích tán gẫu thật)… khu vực hải quan cũng cũ kỹ và tối tối như cái nhà khách công đoàn 10 năm trước. Nóng nực, lề mề, sốt ruột… đứng sau tôi còn hơn 10 người nữa, bỗng dưng “phụt” 1 cái, cả toà nhà chìm vào bóng tối, lúc này các con dân VN hết sức lo lắng “có khi nào mất điện và chúng tôi phải ở lại đây qua đêm rồi mai nhập cảnh tiếp không”, rất may chỉ sau đó không lâu ánh sáng đã trở lại và các bác hải quan lại tiếp tục câu chuyện còn dở dang. Thì ra 1 chị trong đoàn nóng quá nhờ bật quạt, 1 bác nhanh tay dập nhầm ổ điện 😅😅😅
Trong lúc rối ren, bác Iman (tourguide của chúng tôi) xuất hiện, họ trao đổi với nhau bằng tiếng Urdu và mọi thứ trở nên nhanh gọn hơn.
Cuối cùng cũng xong, đoàn cất hành lý lên xe và ra khán đài ngồi dự lễ Hạ cờ. Bên kia biên giới, người dân Ấn Độ hò reo nhảy múa tưng bừng, dòng người dần lấp kín không chừa một chiếc ghế nào trong khi bên phía này đoàn người cổ vũ của Pak có vẻ thưa thớt. Tôi có hỏi bác Iman và được trả lời là do tình hình chính trị của Pak vẫn còn nhiều vấn đề, khu vực Lahore lại có nhiều người ủng hộ cựu thủ tướng Khan…
Lễ hạ cờ diễn ra trong 45 phút, bên nào bên nấy đều ra sức thị uy sức mạnh của mình, họ cũng từng là 1 dân tộc, cùng chung ngôn ngữ, nhưng ngày nay lại ở 2 bờ chiến tuyến đối lập và luôn hạnh hoẹ nhau…
_Ra xe đi về Lahore, trong đầu vẫn văng vẳng tiếng hô “Pakistan Zindabad” (Pakistan 🇵🇰muôn năm)…. Bác Iman gửi cho mỗi thành viên một túi hoa quả sấy đặc trưng của Hunza và dán tem lên vali để tránh thất lạc (cực kỳ cẩn thận và chu đáo)
🕌_Tới Lahore, đừng quên ăn tối tại nhà hàng Haveli có chiếc view đẹp nhất thành phố này, bao trọn thánh đường Badshahi tráng lệ…
**𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝟑: 𝐊𝐡𝐚́𝐦 𝐩𝐡𝐚́ 𝐋𝐚𝐡𝐨𝐫𝐞 – 𝐝𝐢 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂̉𝐧 𝐭𝐨̛́𝐢 𝐈𝐬𝐥𝐚𝐦𝐚𝐛𝐚𝐝
🕌Thánh đường hồi giáo Badshahi (Badshahi Mosque) - miễn phí vào cửa, ngoài cửa có quầy gửi giày miễn phí) kiến trúc đặc trưng của đế chế Mughal cổ đại còn sót lại tại. Nếu ai đã từng tham quan đền Taj Mahal và Agra Fort ở Ấn Độ thì sẽ thấy nhiều nét tương đồng ở kiến trúc Mughal - dạng kiến trúc Ấn – Hồi được tạo ra dưới đế chế Mughal vào thế kỷ 16, 17 và 18. Đặc trưng của lối kiến trúc này là các tòa nhà có cấu trúc và đặc điểm đồng nhất gồm mái vòm có hình củ lớn; tháp nhỏ ở các góc, sảnh lớn, cổng vòm lớn. Tất cả đều được chạm khắc cầu kỳ bằng đá cẩm thạch tạo nên vẻ đẹp tráng lệ.
🛕Pháo đài Lahore (Lahore Fort) 500 rupee/1 người, gần Lahore Fort Museum có mấy cửa hàng đồ cũ tinh xảo rất đẹp và rẻ cho ai mê decor, có thể thanh toán bằng USD và rupee!
Một thành viên của đoàn VN khác đi nhờ nhóm mình bị mất điện thoại ở Lahore fort, mặc dù đã cố hết sức báo cảnh sát, cả bác Iman và anh lái xe đi tới chỗ định vị điện thoại xuất hiện trên Icloud nhưng vẫn không có kết quả, cũng kha khá nhiều du khách mất đồ ở đây nên mọi người hãy đi theo nhóm và cẩn trọng với đồ đạc của mình.
🛣️_Di chuyển từ Lahore- Islamabad (350km) mất 5 giờ đồng hồ. Tới khách sạn ở ISB, Safdar (chủ landtour) đã đợi sẵn để đưa simcard và đổi tiền giúp đoàn.
**𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝟒: 𝐁𝐚𝐲 𝐈𝐬𝐥𝐚𝐦𝐚𝐛𝐚𝐝- 𝐆𝐢𝐥𝐠𝐢𝐭+ 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐩𝐡𝐚́ 𝐥𝐨𝐰𝐞𝐫 𝐇𝐮𝐧𝐳𝐚
🚀Chuyến bay ISB-GIL của chúng tôi khởi hành từ 08:00-09:10 nhưng mà thấy mọi người ở đây đủng đỉnh lắm, lúc bác Iman bảo 6h30 xuất phát từ ks ra sân bay, mình hỏi hỏi đi hỏi lại có sợ muộn không, bác cười gật đầu (trong lòng vẫn lấn cấn sốt ruột) nhưng kệ, kinh nghiệm của tôi khi đi du lịch là phải tin vào tourguide hehe. 7h sáng tới sân bay làm thủ tục, hãng PIA không cân hành lý, thủ tục cũng rất nhanh, tới cửa bay còn ngồi chờ bởi phải đúng giờ xe bus mới tới đón. Nhìn thời tiết trong xanh nắng nhẹ thì có vẻ hôm nay sẽ bay được thôi, có thể do đặc thù máy bay ATR phải đến giờ boarding mới biết có bay được hay không nên ai nấy đều rất đủng đỉnh, chỉ có trong lòng chúng tôi là sốt ruột. Máy bay nhỏ xíu, có 44 ghế (trong đó đếm sơ sơ phải hơn 1 nửa là người Việt), sau khi đi về rồi mới thấy bay một chặng nội địa là quyết định sáng suốt vì vừa tiết kiệm thời gian, đỡ mệt, lại được ngắm đỉnh Nanga parbat tuyết phủ trắng xoá từ trên cao. Đặc biệt là nếu khéo léo năn nỉ ỉ ôi, bạn còn xin được vào khoang lái máy bay ngồi cùng phi công nữa.
🛬_Máy bay hạ cánh xuống sân bay Gilgit, bầu trời xanh ngắt, núi non sừng sững hiện ra trước mắt, nhưng niềm vui chẳng được bao lâu khi chiếc băng chuyền hành lý dừng chuyển động, 7/13 chiếc vali chứa toàn bộ tinh hoa hành lý của chúng tôi vẫn còn nằm ở sân bay Islamabad. Có lẽ máy bay full khách và nhiều hành lý nên người ta vứt lại luôn 7 cái vali của 7 chị em. Cả đội quân nháo nhào lo lắng, Bác Iman gọi cho Safdar 1 hồi rồi quay ra bảo: Chúng ta cứ khởi hành về Karimabad (cách sbay Gilgit ~120km) theo đúng lịch trình, chuyến bay sau (11h-12h) cũng có 1 đoàn khác, nếu họ gửi hành lý thì thì anh guide bên đoàn đó sẽ đem hành lý về khách sạn giúp đoàn mình.
🌸_Chúng tôi vẫn tiếp tục hành trình khám phá Lower Hunza, vết tích con đường Tơ lụa, viewpoint đỉnh Rakaposhi… nhưng trong lòng thấp thỏm lo lắng, và quả đúng như vậy: Chuyến bay cuối cùng trong ngày hạ cánh mà không hề có 7 chiếc vali hành lý của chúng tôi. Mỗi ngày chỉ có 2 chuyến bay từ ISB-GIL, chưa chắc có đoàn khách của Safdar, cũng chưa chắc thời tiết đủ đẹp để có thể bay được… Chúng tôi có thể sẽ không có đồ dùng, quần áo… trong ít nhất 3++ ngày tới….
_Không khí u ám bao trùm… thời tiết Hunza chênh lệch ngày đêm rất lớn, ban ngày nắng ấm nhưng ban đêm và sáng sớm có thể xuống tới âm độ… chị Huyền (vợ Safdar- nguời đã support chúng tôi ngay từ những ngày đầu lên lịch trình, xin visa) gom toàn bộ quần áo trong nhà đem tới khách sạn, 2 tay 2 túi khệ nệ … chúng tôi đã sống sót được qua 1 ngày đầu tiên nhờ chia nhau từng chiếc tất, mảnh quần như thế…
**𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝟓: 𝐊𝐡𝐚́𝐦 𝐩𝐡𝐚́ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐥𝐚̀𝐧𝐠 𝐨̛̉ 𝐤𝐡𝐮 𝐯𝐮̛̣𝐜 𝐋𝐨𝐰𝐞𝐫 𝐍𝐚𝐠𝐚𝐫 (𝐒𝐮𝐦𝐚𝐲𝐚𝐫, 𝐒𝐡𝐚𝐲𝐚𝐫, 𝐌𝐢𝐚𝐜𝐡𝐚𝐫).
🌸_Khu vực này hoa mơ, cherry nở dọc lối các con đường đá rất thơ, nhiều góc sống ảo chill như trong vườn đào của Chiết Nhan, nhưng mà.. bao nhiêu váy áo để cosplay thành Bạch Thiển vẫn nằm trong chiếc vali đang lưu lạc đâu đó….
Chúng tôi order đồ ăn trưa ở Hunza Food Pavilion cổng Baltit Fort trước khi vào tham quan Baltit Fort (500 rupee/1 người). Chủ quan mà nói thì chúng mình không thích đồ ăn của Hunza Pavilion lắm, có lẽ do nó đậm chất địa phương.
🛕_Còn về Baltit fort, từ trên tầng cao của pháo đài có thể view trọn xuống toàn bộ Karimabad & thung lũng Hunza hoa mơ hoa đào nở rộ, đối với những ai đã tham quan nhiều đền đài tu viện thì Baltit quả thực không quá hoành tránh và diễm lệ, nhưng nó vẫn là 1 niềm tự hào của người dân Hunza bởi câu chuyện lịch sử của người dân xứ này.
🧳👜_ Tin vui nhất trong ngày: Rất may, Safdar bằng cách nào đó đã yêu cầu được hãng bay chuyển hành lý vào chuyến bay sáng và nhờ được người chở hành lý cho chúng tôi từ Gilgit về Karimabad với giá 10.000 rupee, 13h hành lý sẽ có mặt tại khách sạn. Chúng tôi vui như mở cờ trong bụng, ngày hôm đó kết thúc sớm hơn dự kiến, phần vì… đói, phần vì muốn mau mau chóng chóng về khách sạn xác nhận xem hành lý của mình có đủ không… Chỉ tới khi tận mắt nhìn thấy hành lý của mình, chúng tôi mới dám thở phào, các chị rú hét sung sướng, bác Iman và mấy anh zai lễ tân ai nấy đều bật cười….
_Thời tiết Hunza về đêm và sáng sớm khá lạnh, không khí khô hanh, một số thành viên trong đoàn bắt đầu có dấu hiệu viêm họng, sốt rét…
**𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝟔: 𝐇𝐨𝐩𝐩𝐞𝐫 𝐯𝐚𝐥𝐥𝐞𝐲 (𝐔𝐩𝐩𝐞𝐫 𝐍𝐚𝐠𝐚𝐫)-𝐀𝐥𝐭𝐢𝐭-𝐃𝐮𝐢𝐤𝐞𝐫
🌸_Bác Iman hóng ở đâu đó rắng có 1 làng hoa nở rất đẹp nên đưa chúng tôi lên đó bằng xe jeep, trek tầm 2 tiếng, ngọn núi không cao lắm, view Hunza river siêu đẹp, cảm giác đi bằng xe jeep mui trần giữa trời lạnh kết hợp với cái họng đang sưng rát nó mới phê tê tái làm sao 😅😅😅
_ Buổi trưa quay về làng Altit và ăn trưa ở nhà hàng Serena Altit restaurant, tham quan Altit Fort, Royal garden. Pháo đài Altit cũng có kiến trúc đặc trưng của vùng Hunza như Baltit, không hoành tráng xa hoa, nhưng có chiếc view sông Huza siêu đẹp, mùa thu chắc còn đẹp nữa bởi toàn bộ cây cối chuyển sang vàng. Nhà hàng Serena Altit nằm trong khuôn viên của Altit Fort, là một trong những view đẹp nhất khu vực này, Royal Garden bên trong Altit Fort cũng là khu vườn có nhiều cây mơ, cherry cổ thụ đẹp rụng rời với những ai mê hoa.
_Đến đây đội quân của chúng tôi bắt đầu đuối dần, 4 chú ở lại khách sạn nghỉ, đội quân còn lại di chuyển đến làng Hopper (Nagar) và dừng chân ở Duiker (Eagle Nest) ăn tối và ngắm hoàng hôn.
🤼‍♀️_Xe gần đi tới cầu bắc qua sông Hunza ngăn cách khu vực Hunza và Nagar thì thấy một đám đông thanh niên túm năm tụm ba lao vào choảng nhau, người cầm cuốc, người cầm xẻng, người cầm cầm đá lao về phía đối thủ, bác tài thấy vậy lùi xe, bỏ mặc phía xa xa là đám đông vẫn tiếp cấu xé lẫn nhau… Một lát sau, cảnh sát đến, lấy cây cầu làm ranh giới, zai làng nào đi về phía làng đó… chúng tôi lại tiếp tục di chuyển tới làng Hopper. Phải có một điều rất thú vị, dân Hunza và Nagar có thể ghét nhau, đánh nhau, choảng nhau nhưng khi thấy chúng tôi (xe du lịch) họ lại đứng dẹp về 2 phía mở đường cho đi qua rất lịch sự… và không quên giơ tay vẫy vẫy (kiểu cứ đi đi…đừng sợ… ) Cách cầu chừng vài trăm mét, rất nhiều đội quân “viện trợ” của 2 phía đứng sẵn, tay cầm vũ khí (thô sơ), gương mặt đăm chiêu thiện chiến… chắc chỉ cần 1 cú phone thôi là 500 Anh em sẽ aloso tới cứu đồng đội liền🤣🤣🤣
🍒_Hopper có những vườn hoa rất đẹp, view núi tuyết hùng vĩ. Ngắm hoa xong bác Iman cho chúng tôi trở về khách sạn để đón 4 đồng chí đi ăn (cực kỳ có tâm). Lúc này, 1 chị trong đoàn phát hiện quên kính râm ở Hopper, thật may có em bé nhặt được và đưa cảnh sát nên chị đã lấy lại được kính, chỉ mất chút tiền thuê anh khách sạn phi tới làng lấy về.
🌖_Ngắm hoàng hôn ở Eagle Nest là 1 trải nghiệm thú vị, đây là điểm cao nhất ở Hunza, nằm trên đồi Duiker có thể view trọn thung lũng Hunza cũng như các dãy núi tuyết sừng sững. Bữa tối ở Eagle Nest cũng khá ngon.
**𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝟕: 𝐊𝐚𝐫𝐢𝐦𝐚𝐛𝐚𝐝-𝐔𝐩𝐩𝐞𝐫 𝐇𝐮𝐧𝐳𝐚 - 𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝐦𝐞̣̂𝐭…
🐟_Địa điểm đẩu tiên vùng Upper Hunza chúng tôi đi qua là hồ Attabad: màu nước xanh đặc trưng, những đường hầm xuyên núi hay cao tốc Karakorum là “sản phẩm” của tình giao hảo China-pak. Nếu ai đã từng tới các Tso của Ấn thì hồ Attabad quả thực không có gì đặc biệt, chỉ khác một điều là câu chuyện của lòng hồ.
🌋_Trên đường tới điểm ăn trưa, chúng tôi đã tới tham quan 1 làng cạnh Gulmit, hoa mơ, cherry ở đây đúng vụ, nở trắng xóa, đang lang thang thì được 1 bác chủ nhà mời vào uống trà, ăn bánh, cảm nhận về người dân ở đây hết sức thân thiện và nhiệt thành.
_ Điểm tiếp theo: Đi bộ xuyên qua 2 làng Kamaris-Ghulkin village. Trong tưởng tượng của chúng tôi cung đường sẽ đi là con đường đất bằng phẳng hai bên tường đá xếp ngay ngắn, băng qua những ruộng cây xanh mướt hay những vườn hoa bạt ngàn nên thơ… Nhưng …không, cảnh nên thơ, hoa cũng tít tắp, nhưng đường không hề bằng phẳng😭😭 Mỗi ngôi làng nằm trọng trên 1 ngọn núi/đồi và việc của chúng tôi là leo hết 2 ngọn núi ấy, sức người bình thường đi tầm 4 tiếng, còn chúng tôi vừa đi vừa nghỉ tầm 5h.
Thời tiết hôm đó khá nắng gắt, kết hợp ai nấy đều mệt vì ngày hôm trước cũng đã leo trèo cả buổi sáng, họng đau, người sốt rét… nên chỉ mới được nửa con dốc đã muốn bỏ cuộc, xa xa là một nhà dân, có xe máy, xe bán tải dựng sẵn, như kẻ sắp đuối vớ được cọc, chúng tôi nhanh trí thuê luôn cả xe máy, xe bán tải chở đội quân tới điểm hẹn đỉnh đồi (đoạn nối 2 làng không đi xe được hic hic) vẫn phải cuốc bộ.
🦸‍♀️_Phải công nhận một điều là người dân và cả trẻ con vùng Upper Hunza đẹp và thân thiện. Họ chào nhau, và chào chúng tôi bằng ánh mắt rất ấm áp “Hello, How are you?”. Ghulkin là quê hương của bác Iman, dọc đường đi, bác chỉ cho tôi ngôi nhà của bác nằm cao cao trên một khu đất, nhà để không chẳng có ai ở, cũng không trồng cây hay nuôi con vật gì... Mỗi lần bác nhắc đến nhà mình cảm giác một nỗi cô đơn vụt qua… Bác kể vợ và con bác sống ở thành phố, chỉ có mình bác ôm giấc mộng với núi non, trông bác có tuổi vậy thôi chứ thực ra còn là huấn luyện viên dạy leo núi nhé..
_Chúng tôi di chuyển về khách sạn, vùng Upper Hunza vốn đã lạnh hơn các khu vực khác, thiếu điện, nước nóng, wifi không hoạt động, 4G cũng mất sóng… bù lại buổi tối ở đây không tẻ nhạt, chúng tôi được mời tham gia chương trình giao lưu âm nhạc địa phương, ai nấy đều giũ bỏ hết mọi mệt nhọc hòa mình vào những làn điệu giân gian Pakistan.
**𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝟖: 𝐓𝐫𝐞𝐤 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝐪𝐮𝐚 𝟐 𝐜𝐚̂𝐲 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐏𝐚𝐬𝐬𝐮 𝐚𝐧𝐝 𝐇𝐮𝐬𝐬𝐞𝐢𝐧𝐢, 𝐡𝐨̂̀ 𝐁𝐨𝐫𝐢𝐭𝐡 𝐯𝐚̀ 𝐬𝐨̂𝐧𝐠 𝐛𝐚̆𝐧𝐠 𝐏𝐚𝐬𝐬𝐮 𝐠𝐥𝐚𝐜𝐢𝐞𝐫 𝐯𝐢𝐞𝐰𝐩𝐨𝐢𝐧𝐭 - 𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝐬𝐢𝐞̂𝐮 𝐦𝐞̣̂𝐭…
🏄‍♀️_Thời tiết mưa nhẹ, cũng cảm ơn vì không nắng, bởi nếu nắng to như ngày hôm trước thì chắc chúng tôi nằm luôn dọc đường đợi trực thăng tới cíu quá. Cầu Passu gió rất mạnh, mưa nhẹ, đối với ai sợ độ cao quả thực cũng là 1 thử thách. Chặng về qua cầu Husseini thì có zipline phanh chạy bằng cơm 1000 rupee/1 lượt (3-4 anh phanh tay người bê ghế, người giữ dây, người đỡ mông🤣🤣)
Cung đường đó cũng có những ngọn đồi,đường núi hẹp…. đi nhiều nhưng cảm giác không bị mất sức. Dọc đường đi, chúng tôi trò chuyện với một vài người phụ nữ địa phương đang đi nhặt củi, họ vẫn làm công việc này hàng ngày… thế mới thấy chặng đường chúng tôi đã đi chưa là gì.. Ra khỏi làng Husseini, chúng tôi di chuyển tiếp lên hồ Borith bằng xe chuyên dụng và leo tiếp lên điểm ngắm Sông băng Passu.
_ Mỗi lần tôi đã định bỏ cuộc rồi, bác Iman lại động viên: đường dễ đi lắm, đừng bỏ lỡ! Thế là tôi lại leo tiếp….
_Tổng đi bộ ngày hôm ấy ngót nghét 15km độ dài, và leo gần 300 tầng nhà….
**𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝟗: 𝐓𝐡𝐚𝐦 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐜𝐚́𝐜 𝐥𝐚̀𝐧𝐠 𝐨̛̉ 𝐔𝐩𝐩𝐞𝐫 𝐇𝐮𝐧𝐳𝐚
Làng Jamalabad và Moorkhoon, Khyber nằm ngay cạnh đường lớn, vườn trồng nhiều cây táo (chưa nở hoa), nếu đi mùa thu sẽ vừa được ăn táo organic mà cảnh đẹp lại tuyệt vời hơn rất nhiều.
Các em ún mải mê chụp ảnh, chọn mơ khô, từ xa xa thấy bóng dáng chị đại tay xách con gà tung tẩy hiên ngang đi về làm ai nấy đều bật cười, câu chuyện chưa hết bởi còn phải làm thịt gà nữa. Khung cảnh giết gà, làm gà của chị đại quả thực là một trong những thước phim kinh dị ám ảnh nhất đối với những anh em Hunza ở khách sạn… Mấy tên ấy chắc hẳn có một cái nhìn khác về những người phụ nữ VN.
**𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝟏𝟎: 𝐔𝐩𝐩𝐞𝐫 𝐇𝐮𝐧𝐳𝐚-𝐆𝐢𝐥𝐠𝐢𝐭
❄️Ngày cuối ở Passu, chúng tôi nhờ Safdar thuê xe chuyên dụng để tham quan vườn quốc gia Khunjerab và biên giới Pakistan- Trung Quốc, phí thuê được giảm giá còn 22.000 rupee/1 xe/6 người, phí vào cửa khu bảo tồn quốc gia Khunjerab $20/1 người. Từ trạm này có 1 anh cảnh sát hộ tống đoàn lên đến cửa khẩu, anh cảnh sát cực kỳ thân thiện, nói thao thao hỏi chuyện chúng tôi, miệng không ngớt hô “ Pakistan – Vietnam Zindabad/muôn năm”.
Dọc đường đi qua đèo Khunjerab, chúng tôi bắt gặp rất nhiều đàn Ibex (sơn dương) hoang dã- loài động vật đặc trưng của vùng núi Himalaya đang cheo leo trên những vách núi và những đàn bò Yak đi kiếm ăn. Nếu may mắn hơn,có thể gặp cả báo tuyết đi săn mồi nữa.
☃️Gần đến cửa khẩu, tuyết trắng phủ ngập trời, các xe dọn tuyết hoạt động hết công suất nhưng chúng tôi đành phải gác giấc mơ đặt chân tới cửa khẩu Tân cương bởi tuyết quá dày khiến xe không thể đi tiếp được.
_ Buổi chiều, chúng tôi đổi sang xe to, di chuyển tới Gilgit ở qua đêm để hôm sau đi Fairy meadow
**𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝟏𝟏: 𝐆𝐢𝐥𝐠𝐢𝐭-𝐑𝐚𝐢𝐤𝐨𝐭 𝐛𝐫𝐢𝐝𝐠𝐞-𝐅𝐚𝐢𝐫𝐲 𝐦𝐞𝐚𝐝𝐨𝐰𝐬
🏄Từ Gilgit tới cầu Raikot dài chứng 70km, chúng tôi di chuyển bằng xe jeep từ cầu Raikot tới làng Tattoo và từ đây cưỡi ngựa lên Fairy Meadow (5500 rupee/2 chiều), mỗi ngựa có một người dắt.
Chặng đường đi xe jeep (1,5h) là một trong những cung đường xấu, rất xóc, nguy hiểm nhất mà tôi từng đi qua, xóc đến nỗi cảm giác tim gan phèo phổi cứ lộn tung lên vậy.
🏇Còn về trải nghiệm cưỡi ngựa: quá rẻ cho 1 trải nghiệm thú vị. Trước ngày đi Fairy Meadows, chúng tôi vẫn định bụng sẽ tự đi bộ để trek nhưng sau khi hỏi ý kiến đoàn đi liền ngày hôm trước thì đành quay xe: 100% thuê ngựa. Lúc chúng tôi tới Tattoo, trời đổ mưa phùn, rất nhiều anh em trong đoàn có ý định quay về Gilgit không lên núi nữa vì sợ đường trơn, nguy hiểm, nhưng bác Iman một lần nữa động viên, mưa sẽ không ngừng, và ở đây hoàn toàn không có đồ ăn lẫn chỗ nghỉ. Cưỡi ngựa được một đoạn thì mưa đã thay bằng tuyết, tuyết rơi nhiều trắng rừng, trắng trời, khung cảnh hiện ra như trong truyện cổ tích thần tiên của Andersen, như một giấc mơ. Chưa bao giờ chúng tôi lại thấy mình may mắn đến thế. Cưỡi ngựa tầm 2 tiếng lên tới Fairy Meadows thì một quang cảnh hùng vĩ nữa lại vẽ ra trước mắt: những căn nhà gỗ, những rừng thông tuyết phủ trắng xóa.. đẹp đến không bút mực nào có thể tả được..
_ Đêm ở Fairy Meadows rất lạnh, mặc dù có phòng riêng nhưng chúng tôi quây quần bên nhà chung đốt củi, nướng khoai và trải đệm, túi ngủ nằm cho ấm…
**𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝟏𝟐: 𝐕𝐢𝐞𝐰𝐩𝐨𝐢𝐧𝐭 𝐍𝐚𝐧𝐠𝐚 𝐏𝐚𝐫𝐛𝐚𝐭 - 𝐑𝐚𝐢𝐤𝐨𝐭 𝐛𝐫𝐢𝐝𝐠𝐞- 𝐂𝐡𝐢𝐥𝐚𝐬
🌨️⛄️_ Sáng hôm sau, nắng ấm, trời quang, đỉnh núi Nanga Parbat trắng xóa hiện ra, không còn nghi ngờ gì nữa, chúng tôi là đoàn VN may mắn nhất vì vừa được cưỡi ngựa trong khung cảnh tuyết rơi, vừa được ngắm đỉnh Nanga Parbat cao 8.126 m, xếp thứ 9 thế giới….
_Chúng tôi cưỡi ngựa xuống núi, quay lại cầu Raikot nơi xe bus đã đợi sẵn và di chuyển về Chilas, trong đầu vẫn lâng lâng về “giấc mơ tuyết trắng” ngày hôm qua…
_Chúng tôi nghỉ đêm ở Chilas để ngày hôm sau di chuyển tiếp về phía Islamabad.
**𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝟏𝟑: 𝐂𝐡𝐢𝐥𝐚𝐬– 𝐈𝐬𝐥𝐚𝐦𝐚𝐛𝐚𝐝 (𝟒𝟖𝟎𝐤𝐦)
🛣️_Một ngày chỉ ngồi trên xe, dọc đường từ Chilas đến Islamabad xe phải dừng tầm 10 điểm Police check và 2-3 lần chờ dọn đường do đá lở. Việc đá lở, ngăn đường ở cao tốc Karakorum là chuyện như cơm bữa không có gì bất thường ở đây. Nhanh thì 15 phút, mà lâu thì 30p…45p++… Có đoạn lâu quá, bác Iman lên xe hỏi có ai biết tiếng trung ra năn nỉ với kỹ sư người Trung Quốc để họ mau chóng cho đi qua, mấy chị em tui hùng hổ xông tới vận dụng toàn bộ kiến thức học được từ phim ảnh: “Ní hảo, ní hảo, wo pengyou shenti bu hao, ta yao qu yiyuan !!!”
Đầu bên kia nói nói gì đó đại ý là: Ok, sắp cho thông xe.
Đi qua hàng dài xe đang chờ đợi, chúng tôi như có cảm giác khải hoàn chiến thắng zậy, các anh Pak xin chụp ảnh cùng, cảm giác đi đâu cũng như celeb nữa chứ.
_Đi qua dọc đường cao tốc, tầm 5h30-6h, toàn bộ oto dừng tấp vào lề đường, ở giữa 2 làn là hàng dài tới km tài xế đang bỏ cơm ra ăn, tháng Ramadan mà, họ đã nhịn từ sáng sớm tới giờ (tôi nghĩ bụng: đạo gì mà thấy khổ quá).
_Tới Islamabad lúc 7h30 tối, Ăn tối ở Asia Wook restaurant (8:30 tối đóng order), cảm quan thấy không được ngon lắm
**𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝟏𝟒: 𝐓𝐡𝐚𝐦 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐈𝐬𝐥𝐚𝐦𝐚𝐛𝐚𝐝
🛕_Khác hắn với Lahore, Islamabad là thành phố mới, không có nhiều điểm tham quan, chúng tôi tới Faisal Mosque - nhà thờ Hồi giáo lớn thứ năm trên thế giới và lớn nhất ở Nam Á, nằm ở chân đồi Margalla Hills.
_Đi xe tới Daman e Koh viewpoint để ngắm toàn bộ thủ đô Islamabad: bầu trời Islamabad cũng mờ đục ô nhiễm như những thành phố đô thị khác trên thế giới.
_Qua khu Main Aabpara Market để mua quà (đồ khô), super market mua khăn, đồ lưu niệm…
_Ra sân bay di chuyển về BKK. Safdar tiễn chúng tôi ra sân bay, ai nấy đều rưng rưng cảm động.
**𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝟏𝟓: 𝐁𝐊𝐊-𝐕𝐍
🤵‍♂️_Nếu có một điều mà tôi nhớ nhất về chuyến đi này, có lẽ là bác Iman, về sự tận tình, quan tâm trên cả trách nhiệm công việc. Tôi vẫn nhớ hình ảnh bác đi gõ cửa từng phòng hỏi han có ổn không, cần đi bác sỹ không? hỏi chúng tôi có ngủ ngon không, ăn thế nào; chúng tôi ngồi yên vị trên xe rồi bác vẫn lọ mọ lao vào từng nhà WC tìm xem có quên đồ gì không; Bác luôn đi sau lượm đồ cho những đứa cháu mái mê chụp ảnh.
Bác đặt tên cho tôi là Leila, rồi còn hát cho tôi nghe 1 bài hát về cái tên ấy, bác bảo đây là lần đầu bác guide một đoàn Việt Nam, và người Việt Nam ai ai cũng vui vẻ, hạnh phúc và thân thiện. Tôi lên máy bay, xem lại tấm ảnh một mình bác đi bộ lên Fairy Meadow giữa trời tuyết trắng mà thấy rưng rưng. Mở whatsApp, thấy tin nhắn của bác “Miss all of you, I’m very sad” mà thấy lòng nặng trĩu.
Giá mà bác chỉ làm đúng công việc của mình là 1 tourguide thôi, đừng quá yêu thương chúng tôi nhiều thế…
Tự dung thấy “trách” Safdar, trách chị Huyền, sao lại chọn cho chúng tôi một người guide tình cảm và ấm áp như vậy….
Để có 1 con bé mít ướt ra tới sân bay mắt đỏ hoe.
Hà Nội, 10/04/2023

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn