3 phút hiểu Minecraft là gì? Trò chơi hay công cụ học tập?

Minecraft là một trò chơi điện tử độc lập trong một thế giới mở. Ban đầu nó được tạo ra bởi lập trình viên người Thụy Điển Markus "Notch" Persson và sau đó được phát triển và phát hành bởi Mojang. Khả năng sáng tạo và xây dựng Minecraft cho phép người chơi xây dựng các công trình bằng cách xây các khối kết cấu trong một thế giới 3D. Các hoạt động khác trong game bao gồm tìm kiếm, thu thập tài nguyên, chế tạo và chiến đấu. Có nhiều chế độ chơi có sẵn, bao gồm chế độ sinh tồn, khi người chơi phải tìm tài nguyên để xây dựng thế giới và duy trì sức khỏe, chế độ sáng tạo, nơi người chơi có được tài nguyên không giới hạn để xây dựng và có khả năng bay, chế độ phiêu lưu, nơi người chơi chơi các bản đồ được người khác tạo ra và chế độ khán giả, nơi người chơi có thể bay qua khối, nhưng không thể tương tác với các khối. Phiên bản PC của trò chơi còn nổi tiếng với các mod của bên thứ ba, cho phép có thêm nhiều công cụ mới, nhân vật và nhiệm vụ cho trò chơi. Phiên bản Bedrock Edition cũng nổi không kém với tính di động cao cùng hàng loạt các Addon có thể đổi hình ảnh và chức năng của các con vật và dụng cụ.
Ngày 15 tháng 9 năm 2014, Microsoft đã công bố một thỏa thuận mua Mojang và quyền sở hữu của Microsoft, quyền sở hữu trí tuệ với giá 2,5 tỷ đô la Mỹ; việc mua lại đã được hoàn tất vào ngày 6 tháng 11 năm 2014.
Hiện nay, Minecraft đã trở thành trò chơi bán chạy nhất mọi thời đại (~180 triệu bản)

Minecraft là một trò chơi thế giới mở mà không có mục tiêu cụ thể cho người chơi để thực hiện, cho phép người chơi có thể tự do lựa chọn chơi như thế nào. Tuy nhiên, Minecraft vẫn sẽ có một hệ thống thành tích mặc định.Góc nhìn mặc định của trò chơi là góc nhìn thứ nhất, nhưng người chơi có thể lựa chọn chơi ở góc nhìn thứ ba hoặc ở góc nhìn ngay trước mặt mình.Thế giới trong trò chơi được tạo ra cho người chơi chủ yếu là các khối lập phương 3D nằm trong lưới và tượng trưng cho các vật liệu khác nhau, ví dụ như đất, đá, các loại quặng, dung nham, nước, gỗ,.... Người chơi có thể di chuyển tự do trên toàn thế giới, các khối chỉ có thể được đặt ở một vị trí cố định nào đó. Người chơi có thể thu thập các khối vật chất và đặt chúng ở những nơi khác để xây dựng công trình khác nhau.
Vào lúc bắt đầu trò chơi, người chơi được tạo trên bề mặt của một thế giới hoang sơ và hầu như vô hạn.[27] Thế giới được chia thành nhiều quần xã sinh vật khác nhau (tiếng Anh : Biome), từ sa mạc đến rừng cho tới vùng đất tuyết. Người chơi có thể đi trên các địa hình đồng bằng, núi, rừng, hang động, khe vực, đầm lầy và các vùng nước khác nhau. Thời gian trong trò chơi được hệ thống theo một chu kỳ ngày đêm, với một chu kỳ đầy đủ kéo dài 20 phút thời gian thực. Trong suốt quá trình chơi, người chơi sẽ được gặp nhiều sinh vật được gọi là "mobs" bao gồm các loài nấm, động vật, dân làng và các quái vật. Những động vật như bò, bò nấm đỏ, bò nấm nâu, lợn, gà, cừu, ngựa, gấu Bắc Cực, thỏ, cá heo, rùa, mực, Ravager có thể được săn bắt để ăn hay chế tạo vật phẩm và vật liệu, được sinh ra vào ban ngày hoặc bằng các loại trứng spawn ở chế độ sáng tạo. Ngược lại, những quái vật như nhện, skeletonvà thây ma được sinh ra vào ban đêm hoặc trong những nơi tối tăm như hang động, khe vực. Một số sinh vật trong đặc biệt và nguy hiểm chỉ có trong Minecraft như Creeper, một sinh vật nổ lén đằng sau người chơi. Creeper có thể xuất hiện vào ban đêm, tuy nhiên không giống như những quái vật khác, Creeper không bị cháy khi tiếp xúc với nắng; Slime, sinh vật chỉ xuất hiện ở đầm lầy, có khả năng tấn công nhanh và Enderman, một sinh vật có khả năng dịch chuyển và nhặt khối tự do.
Thế giới trong trò chơi được tạo ra một cách ngẫu nhiên trong lúc người chơi khám phá nó, bằng cách sử dụng một tọa độ (gọi là seed, cùng nghĩa với từ hạt giống, chính điều này khiến nhiều người lầm tưởng chúng là hạt giống) được tạo ra từ hệ thống, trừ khi người chơi muốn tạo tọa độ theo ý mình. Mặc dù có những hạn chế về di chuyển lên và xuống, Minecraft cho phép tạo ra một thế giới vô cùng lớn hoàn toàn là một mặt phẳng nằm ngang. Trò chơi đạt được điều này bằng cách chỉnh sửa dữ liệu trong thế giới đang chơi thành các phần nhỏ hơn gọi là "khối", mà chỉ được tạo ra hoặc được nạp vào bộ nhớ khi người chơi đang chơi.
Hệ thống vật lý của trò chơi thường được mô tả bởi các nhà phê bình là không thực tế. Hầu hết các khối rắn không bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn. Chất lỏng chảy ra từ một nguồn nằm trong một khối, trong đó có thể được dừng dòng chảy bằng cách đặt một khối vững chắc ở nguồn của nó, hoặc bằng cách múc nó bằng một cái xô. Các hệ thống phức tạp có thể được xây dựng bằng cách sử dụng các thiết bị cơ khí thô sơ, mạch điện bằng, và các cánh cổng tự động được xây dựng bởi một vật liệu trong trò chơi được gọi là Đá đỏ (redstone).
Minecraft có hai thế giới khác ngoài thế giới chính (Overworld) là Nether (Địa Ngục) và The End (Thế Giới Tận Cùng hay Thế Giới Kết Thúc). Nether là một thế giới được đi tới bằng một cánh cổng được người chơi xây bằng hắc diện thạch có diện tích ít nhất là 2×3 và diện tích trung bình là 3×4 (Obsidian và khởi động bằng dụng cụ đánh lửa) nơi này chứa nhiều tài nguyên độc đáo, quái vật lạ, lâu đài và dung nham. Nether cũng rộng lớn như thế giới thực. The End là một vùng đất cằn cỗi, quê hương của những Enderman, được boss cuối của game là Rồng Ender (tiếng Anh : Ender Dragon) cai quản. Sau khi hạ gục Rồng Ender, văn bản kết thúc và các điều khoản của trò chơi được viết bởi Irish Julian Gough hiện ra. Người chơi sau đó được cho phép dịch chuyển trở lại điểm ban đầu của họ trong thế giới bình thường, và sẽ nhận được thành tích "The End". Ngoài ra còn có một boss thứ hai được gọi là "The Wither" hay "Wither Boss" (Quái vật khô héo), khi đánh bại nó, rơi ra một vật phẩm là sao địa ngục mà khi dùng nó có thể chế tạo ra đèn hiệu, một khối có thể dùng để đánh dấu vị trí, giúp cho người chơi có thêm những hiệu ứng trong phạm vi nhất định dựa theo những khối sắt, vàng hoặc kim cương được đặt phía khối đèn hiệu.
Trò chơi chủ yếu bao gồm bốn chế độ chơi: chế độ sinh tồn, chế độ sáng tạo, chệ độ phiêu lưu, và chế độ khán giả. Nó cũng có một hệ thống độ khó có thể thay đổi gồm bốn cấp độ, từ khó đến dễ với dễ nhất là bình yên, loại bỏ bất kỳ sinh vật thù địch nào được tạo ra và sinh lực tự tăng và khó nhất là hardcore .
Chế độ sinh tồn (Survival)
Người chơi phải tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên như gỗ, và đá để tạo các khối và vật phẩm khác. Tùy thuộc vào độ khó, quái vật sẽ được sinh ra ở khắp nơi, khiến người chơi phải tìm hoặc xây dựng nên một nơi trú ẩn. Chế độ này cũng có thanh máu, có thể bị đói (trong các độ khó dễ, trung bình, khó) và mất máu nếu bị quái vật tấn công, ngã vào dung nham, ngạt thở, chết đói hoặc rơi trên không trung,...
Có rất nhiều mặt hàng mà người chơi có thể tạo ra một cách thủ công như vũ khí, đồ mặc, thực phẩm và các vật dụng. Một số công cụ như kiếm, khiên, rìu, cuốc, cúp, xẻng, đinh ba, cung, cần câu, kéo, bật lửa... giúp cho việc giết quái, đốn cây, tìm quặng, câu cá, cắt tỉa, đào đất, đi mine nhanh và dễ dàng hơn. Người chơi tìm gặp các dân làng để trao đổi hàng hóa như lúa mì, cà rốt, khoai tây (Nông dân); than, sắt (Người làm giáp); thịt thối, vàng (Linh mục); da thuộc (Người làm đồ da); bản đồ, la bàn, giấy (Người vẽ bản đồ); thẻ tên, sách (Thủ thư) sợi chỉ (Ngư dân) thông qua ngọc lục bảo (Emerald).
Trong Minecraft, người chơi chỉ được mang đồ với số lượng hạn chế. Người chơi kiếm điểm kinh nghiệm bằng cách giết động vật hoặc quái vật, rèn đồ, nấu vật phẩm, câu cá, trao đổi với dân làng, đào các loại quặng không cần nung (Đá đỏ, kim cương, Emerald...), giao phối thú nuôi, hoàn thành một số tiến trình Tím cũng cho lượng lớn điểm kinh nghiệm. Điểm kinh nghiệm càng cao, người chơi càng có thể tạo các vũ khí hoặc áo giáp mạnh hơn và có nhiều hiệu ứng đặc biệt. Người chơi có thể hấp thụ được tối đa 10 hạt kinh nghiệm mỗi giây và cấp độ kinh nghiệm cao nhất mà người chơi có thể đạt được là 2,147,483,647. Mục tiêu đầu tiên của chế độ chơi này là đánh thắng Wither Boss rồi sau đó là Rồng Ender. Sau khi đánh xong rồng Ender bạn sẽ được dịch chuyển về Overworld và tiếp tục chơi như bình thường.
Chế độ sáng tạo (Creative)
Trong chế độ sáng tạo, người chơi có nguồn cung cấp vật phẩm và vật liệu vô hạn, có gần như tất cả các tài nguyên và dụng cụ trong trò chơi. Họ có thể đặt hoặc phá bỏ chúng ngay lập tức.[40] Người chơi còn có khả năng bay lượn tự do trên khắp thế giới trong trò chơi, không bị tấn công hay chết vì các nguyên nhân khác. Chế độ này chủ yếu để người chơi sáng tạo và làm nên các công trình lớn. Lệnh chuyển sang chế độ: /gamemode creative (1.14 trở lên)
Chế độ khán giả (Spectator)
Chế độ này cho phép người chơi bay xuyên qua các khối và nhìn mọi vật trong trò chơi nhưng không thể tương tác với chúng. Họ cũng có thể xem từ điểm nhìn của một người chơi khác hoặc các sinh vật khác. Một số thứ có thể trông khác nhau từ góc nhìn của sinh vật khác. Hiện tại chế độ này chỉ có trên máy tính, còn những phiên bản khác thì không có.
Chế độ phiêu lưu (Adventure)
Chế độ phiêu lưu đã được thêm vào Minecraft từ phiên bản 1.3; nó được tạo ra đặc biệt để người chơi có thể trải nghiệm sử dụng các bản đồ được tạo ra tùy chỉnh và đi phiêu lưu. Cách chơi tương tự như chế độ sinh tồn nhưng có hạn chế cho người chơi về các cách đặt, phá khối khác nhau, có thể được sử dụng cho một thế giới trong game bởi các tác giả của bản đồ. Điều này là để người chơi có thể chơi và cuộc phiêu lưu đúng như những người tạo ra bản đồ dự định. Một bổ sung được thiết kế cho việc tùy chỉnh các bản đồ là khối lệnh; khối này cho phép tạo ra bản đồ và mở rộng sự tương tác với người chơi thông qua các lệnh máy chủ nào đó.
Chế độ siêu khó (Hardcore)
Chế độ siêu khó (Hardcore) là chế độ thứ 4, cho người chơi trải nghiệm như Survival (sinh tồn) nhưng ngoài đời thật, bạn chỉ có 1 lần sống duy nhất. Trong chế độ này thì thanh thức ăn hết nhanh hơn. Nếu chết thì kết thúc trò chơi, sẽ không thể lấy lại thế giới trước đó. Markus đã định bỏ chế độ này, nhưng đã từ chối vì sợ người chơi than phiền là muốn trải nghiệm như đời thật.
Nhiều người chơi (Multiplayer)
Chế độ này cho phép người chơi có thể kết nối với các máy chủ khác để cùng xây dựng các công trình trong một thế giới duy nhất. Nhưng bạn cần IP (Internet Protocol), tạo máy chủ riêng hoặc dùng mạng lan ảo Hamachi, hoặc có thể tạo máy chủ trên các trang web khác, chỉ cần sao chép liên kết và vào Chơi mạng và nhập địa chỉ máy chủ vào. Ở phiên bản Bedrock Edition thì người chơi có thể sử dụng tài khoản Microsoft để đăng nhập Xbox.
Chế độ Bình yên
Chế độ này cho phép người chơi không cần ăn trong Minecraft vì thanh thức ăn không giảm, ngoài ra chế độ này còn loại bỏ quái vật thù địch và cả Wither Boss. Không loại bỏ các mobs thù địch như Shulker hay Ender Dragon nhưng chúng sẽ không tấn công được.
Chế độ Bình yên không được chính thức công nhận là một chế độ riêng trong Minecraft, sở dĩ bởi vì nó nằm trong bảng lựa chọn độ khó.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn